0353.380.835

Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 được chính thức công bố

10/12/2018

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018 (VLF6) kết thúc cũng là lúc Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 được chính thức công bố.


Trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018 diễn ra sáng 7/12 tại Quảng Ninh, Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2018. 


Đây là báo cáo thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên quan... góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp và công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics.

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018 cũng ghi nhận việc ký bản ghi nhớ tiếp tục hỗ trợ thường niên cho Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2018 của hơn 18 đơn vị là các doanh nghiệp và các Viện đào tạo. Viện Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng EDINS hân hạnh tiếp túc đồng hành cùng Cuộc thi VYLT 2019.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng công bố Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 dưới sự chứng kiến của Ban Biên tập


Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 gồm 5 chương: môi trường kinh doanh, dịch vụ logistics, ứng dụng logistics trong sản xuất kinh doanh, thông tắc cống 100k các hoạt động liên quan đến logistics. Chương 5 cũng là chương chuyên đề về logistics và thương mại điện tử, một trong những xu hướng và tiềm năng bứt phá của logistics Việt Nam.

Theo nhận định tại báo cáo thì 2018 chứng kiến sự phát triển mạnh của thị trường thương mại điện tử. Quy mô thị trường này năm 2017 (theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018) đạt 6,2 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 24%. Ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến là 33,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến bình quân là 186 USD/người.




Ở chương này, báo cáo cũng nêu những vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối diện. Đó là thiếu nguồn cung đầu vào cho dịch vụ, áp lực dịch vụ tốt hơn và chi phí thấp hơn, khung pháp lý trong thương mại điện tử xuyên biên giới, vận tải hàng không và hạ tầng liên quan...

Một trong những vấn đề khác nữa là thanh toán bằng tiền mặt. Báo cáo nêu rõ, Việt Nam sử dụng tiền mặt nhiều nhất so với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Điều này dẫn tới rủi ro cho nhân viên giao nhận khi phải mang theo lượng tiền mặt lớn. Cũng vì lý do này mà tỷ lệ giao hàng không thành công cao.



Gợi ý nâng cao năng lực dịch vụ logistic cho thương mại điện tử, các tác giả báo cáo cho rằng cần phát triển các trung tâm logistics hay tổ hợp dịch vụ hàng hoá hàng không. Gợi ý tiếp theo là quy hoạch riêng (bổ sung) hệ thống các trung tâm thực hiện đơn hàng thương mại điện tử cho các đô thị lớn như  Hà Nội và Tp.HCM để có một vành đai các trung tâm phân bố hợp lý xung quanh đô thị, giúp quá trình luân chuyển và tồn trữ hàng hoá nhanh và rẻ hơn. 

Các chuyên gia, tác giả báo cáo cũng đưa ra một số gợi ý về đào tạo nhận lực, hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử và logistics cho thương mại điện tử. Những nỗ lực của cả Ban biên tập trong gần 1 năm cũng có được thành quả. Sự trau chuốt và chuyên sâu cuả báo cáo năm nay hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho cộng đồng những cá nhân/đơn vị đang hoạt động trong ngành Logistics.


Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.