0353.380.835

6 kỹ năng quan trọng của người làm xuất nhập khẩu

19/12/2020

Hằng năm, có rất nhiều sinh viên ra trường mong muốn trở thành nhân viên làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, những ứng viên trẻ này thường bị các nhà tuyển dụng từ chối do thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Vậy những ứng viên ngành xuất nhập khẩu cần có những kỹ năng gì để có cơ hội được làm việc trong ngành này?




Ngành xuất nhập khẩu bao gồm những công ty gì?

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm những công ty thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác; từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác.

Tham gia vào quá trình XNK có rất nhiều các công ty, ví dụ như: Bên xuất khẩu, hải quan, bên nhập khẩu, logistics

Các kỹ năng ứng viên cần có cho ngành xuất nhập khẩu

1.    Làm việc nhóm

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cho ngành xuất nhập khẩu. Để có thể lập kế hoạch làm việc một cách tốt nhất bạn nên sử dụng trí tuệ của cả một team. Bạn nên bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng cho các chiến lược, bạn sẽ có một kế hoạch làm việc tốt hơn nhiều việc tự đưa ra kế hoạch và áp đặt cho cả công ty.



Bạn sẽ khó thành công nếu như phía sau bạn không có những teamwork làm việc tốt.

2.    Kỹ năng lập kế hoạch

Xuất – nhập khẩu là một chuỗi những công việc có liên quan tới các bộ phận khác nhau. Vì vậy, một điều không thể thiếu trong đó là việc lập kế hoạch.

Kế hoạch của bạn lập càng cẩn thận, càng thấu đáo, càng chi tiết thì khả năng xử lý rủi ro và khả năng bao quát được tất cả những tổn thất sẽ rất hiệu quả.

Và trong kế hoạch đó, bạn phải chuẩn bị và đưa ra được cái giải pháp dự phòng cho những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Đây cũng là một yếu tố tiên quyết trong công việc này.

3.    Khả năng làm việc độc lập

Tuy tầm quan trọng của làm việc nhóm là không thể phủ nhận; tuy nhiên, bạn là một cá nhân trong một nhóm, nhưng trong phạm vi công việc của bạn thì bạn có phải có tính tự chủ rất lớn. 

Mỗi quyết định bạn đưa ra sẽ thể hiện đúng năng lực của bạn. Nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả công việc cá nhân cũng như cả tập thể của bạn.

Bạn không thể chờ một người khác quyết định thay cho bạn tại hiện trường. Hoặc là cũng không thể đợi mọi người về họp rồi mới đưa ra một quyết định cần thiết ngay tại thời điểm đó. Nếu nó nằm trong năng lực của bạn, trong phạm vi chịu trách nhiệm của bạn thì bạn có thể tự quyết định.

Chẳng hạn, khi một container trên tàu được gỡ xuống. Theo chỉ định của người xếp dỡ hàng thì họ phải hạ container xuống chiếc xe đang đậu gần nhất. Tuy nhiên, bạn nhận thấy chiếc xe này không đảm bảo được độ an toàn về trọng tải, bánh xe,… thì bạn có thể thay đổi sang một chiếc xe tiếp theo thay vì chiếc xe gần nhất để tránh gây tai nạn.

4.    Ngoại ngữ

Xuất nhập khẩu là ngành đòi hỏi bạn phải biết sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo, tiếng Anh là một ví dụ. Tất cả các thông thương, giao dịch hàng hóa đều được trao đổi bằng tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ chiếm thế thượng phong.



Vì thế, nếu như bạn không có ngoại ngữ thì sẽ rất khó có thể có chỗ đứng trong nghề này.

5.    Kỹ năng giao tiếp

Ngành Xuất nhập khẩu có những đối tượng khách hàng đặc biệt. Khách hàng trực tiếp ở địa phương của bạn là người Việt Nam. Nhưng cũng không thiếu những khách hàng trên toàn thế giới.

Mỗi một đối tượng đều có một phông văn hóa, tập quán, cách cư xử và giao tiếp khác nhau. Bạn nên là người linh hoạt, am hiểu văn hóa và các giao tiếp của họ.

Trong giao tiếp, bạn cũng phải xây dựng được niềm tin cho họ. Làm sao để họ có thể tin tưởng bạn gửi cho bạn những lô hàng hàng trăm nghìn đô ở nửa bán cầu bên kia? Đó là một kỹ năng bạn cần hoàn thiện và nâng cao mỗi ngày.

6.    Cẩn thận, tỉ mỉ, nắm rõ về các thủ tục hải quan

Một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là làm gì? Các bạn luôn có những câu hỏi này khi hướng nghiệp về xuất nhập khẩu. Và đầu tiên, để làm được trong ngành này, bạn phải nắm rõ tất cả cả chứng từ và các loại giấy phép xuất nhập khẩu.

Một bộ chứng từ thường có các loại giấy tờ như sau:


- Hợp đồng thương mại (sale contracts)

- Hóa đơn thương mại (invoice)

- Phiếu đóng gói (packing list)

- Vận đơn (bill)

- Tờ khai hải quan


Ngoài ra còn có:


- Thông báo hàng đến (Arrival notice/ Booking note)

- Các loại công văn: Công văn xin mở tờ khai phi mậu dịch, công văn mang hàng về bảo quản, công văn tái nhập hàng đã tạm xuất,…

-  Hóa đơn cước, giấy tờ bảo đảm hàng hóa…



=================================

️ Đồng hành cùng EDINS để trang bị kiến thức thực tế và  tìm kiếm cơ hội việc làm tốt ngay nhá ^^

CÁC KHÓA HỌC KHAI GIẢNG THÁNG 12 (Ưu Đãi Lớn cho Sinh viên và Người đi làm)

·  Khóa Nghiệp vụ Logistics và Xuất nhập khẩu – Thông tin tham khảo: https://bit.ly/3eQkxTW

·  Khóa Quản trị Mua hàng (Procument management) – Thông tin tham khảo: https://bit.ly/2L8t3Tm


Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.