0353.380.835

E - Logistics – yếu tố nền móng của Thương mại điện tử

07/10/2017
Hệ thống hậu cần (Logistics) là nền tảng cho dịch vụ kho vận hay còn gọi là dịch vụ hoàn tất đơn hàng, gồm 2 phần: xử lý đơn hàng và vận chuyển đến tay người mua. Một hệ thống hậu cần bài bản giúp giảm thiểu rủi ro trong mối quan hệ giữa người bán (đơn vị cung cấp sản phẩm) và người mua bằng việc đảm bảo các sản phẩm được giao cho khách hàng đúng yêu cầu, đúng lúc, đúng nơi. Theo tính toán, khoảng 40% tổng chi phí bán hàng trên mạng tập trung vào sau giai đoạn khách hàng nhấn vào biểu tượng mua. Khi khách hàng trở thành người mua trong một giao dịch online thì DN cũng bắt đầu cho quá trình e - logistics. Xử lý và thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, đổi hàng và thu hồi lại những hàng hóa không ưng ý... là những nội dung cơ bản của logistics trong môi trường này.
 
Ở các thị trường lớn, các công ty dẫn đầu như Amazon, Taobao, Alibaba, Lazada… đều đầu tư thiết lập hệ thống logistics riêng, đáp ứng năng lực xử lý từ hàng trăm ngàn đến hàng triệu đơn hàng mỗi ngày.
 
Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp TMĐT ở Việt Nam có khả năng đầu tư vào dịch vụ hậu cần riêng, bởi bên cạnh việc phát triển đội ngũ giao hàng, áp lực kho bãi là rất lớn. Theo đó, doanh nghiệp phải có điểm tập kết với diện tích khá lớn để nhập hàng, kiểm tra hàng và xuất hàng. Chưa kể, với chủng loại mặt hàng lên đến hàng trăm ngàn, thì việc phân loại, lưu trữ, bảo quản theo điều kiện yêu cầu riêng cho từng loại sản phẩm khác nhau cũng là thách thức lớn.

 Hình ảnh có liên quan


A. Ba thách thức lớn
 
1. Hệ thống giao hàng: về hệ thống vận chuyển – giao nhận, đa số giao dịch e-commerce là hàng hoá vật lý cần giao nhận trực tiếp. Các doanh nghiệp phải mở rộng địa bàn hoạt động để tiếp cận khách hàng toàn quốc hay quốc tế thì mới phát huy được lợi thế quan trọng của e-commerce: không giới hạn về địa lý và thời gian hoạt động. Nhưng đa số các công ty e-commerce Việt Nam vốn bắt nguồn từ các công ty công nghệ thông tin, không có nhiều kinh nghiệm về mảng logistics. Cho dù có, các công ty e-commece non trẻ của Việt Nam vẫn chưa tích lũy đủ tiềm lực tài chính để phát triển hệ thống vận chuyển, kho hàng riêng thực sự chuyên nghiệp, dẫn đến đa số phải dựa vào các công ty vận chuyển thứ ba. Nhưng đa số các công ty này tại Việt Nam chỉ tập trung ở một số tỉnh thành lớn, việc vận chuyển đến các tỉnh xa, dân số ít còn bỏ ngỏ hoặc giao lại cho hệ thống bưu điện quốc gia.
 
2. Miễn phí vận chuyển: số ít các hệ thống vận chuyển lớn có khả năng phục vụ nhu cầu này có mức phí rất cao, vượt ngoài tầm của các công ty e-commerce. Trong khi đó, thói quen của khách hàng Việt Nam cũng như yếu tố cạnh tranh trong ngành e-commerce buộc các công ty áp dụng hình thức miễn phí vận chuyển. Xu thế cạnh tranh càng tăng, áp lực này sẽ trở thành tiêu chí đương nhiên khi khách hàng mua hàng từ các sàn e-commerce. Chi phí này sẽ ăn trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp, khách hàng hưởng lợi, tuy nhiên về tổng thể thị trường sẽ làm yếu tính cạnh tranh của ngành e-commerce.
 
3. Thu tiền tận nơi: dịch vụ logistics chỉ hiệu quả khi có nhiều đơn hàng để có chi phí thấp, lúc đó nhà cung cấp tự đầu tư hay thương lượng với đối tác đều dễ dàng. Các công ty logistics lớn thậm chí không làm việc với các công ty có lượng giao dịch nhỏ. Đặc trưng của lĩnh vực e-commerce còn là giao hàng và thu tiền tận nơi, vốn không phải là dịch vụ được các công ty vận chuyển “mặn mà” vì độ phức tạp và rủi ro của nó, càng khiến việc chọn lựa đối tác khó khăn.

Bên cạnh áp lực chi phí cao, các công ty e-commerce còn gặp khó khăn tìm được đối tác đáp ứng yêu cầu về chất lượng và độ phủ, giảm rủi ro về trễ đơn hàng hay thất lạc, thái độ phục vụ, vòng xoay tiền mặt chậm... làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
 
B. Chờ giải pháp dài hạn

 
Các công ty e-commerce đang phát triển theo cách “rất Việt Nam”: giao hàng và thu tiền tận nơi (COD) bởi việc thanh toán khó có thể theo cách “trời Tây” với 100% có thể giao dịch trực tuyến. Điều này cũng không mới mẻ, tại thị trường lớn như Trung Quốc thì 50% – 80% giao dịch vẫn là COD. Một công ty có quy mô trung bình hiện đã phải xây dựng đội ngũ giao hàng riêng tại các thành phố lớn và kết hợp với ít nhất ba đơn vị vận chuyển để hàng hóa đến được toàn quốc, hầu hết đều phải mở hệ thống kho để đảm bảo lượng hàng hoá cung ứng. Tuy nhiên, về lâu dài việc có được hệ thống giao nhận, kho vận riêng trên cả nước sẽ ngoài tầm với của đa số công ty e-commerce. Có thể giải pháp là các công ty cùng đầu tư hệ thống kho và giao nhận để tiết giảm chi phí và đáp ứng nhu cầu chuyên biệt. Tuy nhiên điều này sẽ dễ quay lại bài toán “tôi cũng là amateur, tôi không chuyên nghiệp”.
 
Ở thị trường lớn, các công ty dẫn đầu như Taobao, Alibaba, 360buy.com… đều đầu tư thiết lập hệ thống riêng. Ví dụ 360buy.com xây trung tâm phân phối khổng lồ ở Thượng Hải có năng lực xử lý đến 100.000 đơn hàng mỗi ngày. Cho đến nay tại Việt Nam, các công ty lớn về internet như FPT, VNG chưa thấy có năng lực thật sự trong mảng e-commerce. Việt Nam đang cần một đầu tàu đủ mạnh về e-commerce để liên kết được thị trường, ở đó các công ty lớn có thể tạo nền tảng và các công ty nhỏ là vệ tinh. Các công ty có thể cạnh tranh nhau nhưng mục tiêu cuối cùng là giảm chi phí để cả thị trường hưởng lợi.
 
Cuối cùng, chi phí logistics đắt đỏ đang là vấn đề lớn của cả nền kinh tế. Vì thế suy cho cùng giải pháp logistics cho thị trường e-commerce không chỉ đến từ e-commerce, nếu khâu hậu cần của toàn thị trường yếu thì sự phát triển thiếu bền vững. Chỉ có hậu cần thị trường kết hợp với hậu cần e-commerce đồng bộ mới tạo nên thành công.             
Tổng hợp từ Vietnamnet và Sgtt.vn
Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.