0353.380.835

C/O Là Gì? Qui trình xin cấp C/O như thế nào?

11/12/2020

Khái niệm C/O là gì?


CO là gì? Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa (Certificate of origin – CO) là một chứng từ nằm trong Bộ chứng từ Xuất nhập khẩu hàng hóa, Chứng từ này giúp cho hàng hóa Xuất nhập khẩu được nhiều ưu đãi hơn (tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai nước mua bán) về thuế quan, hàng hóa khi có giấy chứng nhận xuất xứ này sẽ được hưởng khá nhiều ưu đãi về thuế quan, hàng hóa có thể hưởng thuế suất thấp, hoặc được miễn thuế….







Vậy CO là gì? tác dụng của CO? Ai có thẩm quyền cấp CO? Có mấy loại CO… Cùng tham khảo bài viết sau nhé:


Tác dụng của CO

·      Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

·      Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

·   Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.

Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:

·      C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)

·      C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)

·      C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc)

·      C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc)

·      C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)

·      C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)

·      C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)

·      C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)

·      C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)

·      C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)


Nếu làm hàng xuất cần xin Giấy chứng nhận xuất xứ, bạn cũng cần biết đến cơ quan nào để làm thủ tục.


Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

·      VCCI: cấp C/O form A, B…

·      Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …

·      Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…



Quy trình xin cấp C/O tại VCCI


Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang  và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:

1. Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN. 

2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).

– C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).

3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

5. Packing List: 1 bản gốc của DN

6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài; hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước;


8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu (xem phần “Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ” và tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.


Nguồn: Tổng hợp từ logistics4vn



=================================

️ Đồng hành cùng EDINS để trang bị kiến thức thực tế và  tìm kiếm cơ hội việc làm tốt ngay nhá ^^

CÁC KHÓA HỌC KHAI GIẢNG THÁNG 12 (Ưu Đãi Lớn cho Sinh viên và Người đi làm)

·   Khóa Nghiệp vụ Logistics và Xuất nhập khẩu – Thông tin tham khảo: https://bit.ly/3eQkxTW

·    Khóa Quản trị Mua hàng (Procument management) – Thông tin tham khảo: https://bit.ly/2L8t3Tm




Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.