0353.380.835

“Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu”?

13/03/2017




Tại sao sinh viên mới ra trường khó trả lời câu hỏi về mức lương mong muốn
?

Một cuộc phỏng vấn chính là một cuộc thương lượng, hơn nữa lại là một cuộc thương lượng gian nan, bởi bạn đang thương lượng để bán một món hàng khó định giá – đó là sức lao động.

Những người đã đi làm sẽ dễ dàng xác định mức lương mong muốn dựa trên nhiều yếu tố: mức lương hiện tại, mức lương bình quân của vị trí, mức lương bình quân của ngành, lĩnh vực hoạt động của công ty và các phụ cấp, trợ cấp của vị trí hiện tại và vị trí mong muốn làm việc,…

Nhưng còn những sinh viên mới ra trường, chưa từng tiếp xúc với công việc mà mình mong muốn theo đuổi, thì các bạn căn cứ vào đâu? Câu trả lời chỉ có thể là: Khó! Khó! Và khó!

Với đa phần sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm làm việc chuyên môn cũng không thường xuyên đi làm thêm,… thì khó để đề đạt mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng. Một phần không nhỏ đến từ tâm lý: không dám đòi hỏi mức lương quá cao, sợ không được tuyển dụng, nhưng đồng thời các bạn cũng không muốn được trả quá thấp, đòi thấp quá thì sót xa cho công sức mình bỏ ra.

Cách tốt nhất là bạn tham khảo ý kiến của một số bạn bè, anh chị đi trước làm trong lĩnh vực mà bạn mong muốn làm. Càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt. Bạn hãy thống kê lại và bạn sẽ tự biết mình nên đề đạt mức lương bao nhiêu cho hợp lý.

=>  Một số câu trả lời về mức lương mong muốn của sinh viên mới ra trường nên học hỏi


Dưới đây là các câu trả lời về mức lương mong muốn của các bạn sinh viên mới ra trường các bạn có thể tham khảo.

Câu trả lời của một bạn học trung cấp – người đã chiến thắng vài bạn học đại học khi xin việc kế toán: “Em không có điều kiện học cao như mấy bạn kia nhưng em biết rõ em đang đứng ở đâu. Tuyển chỗ nào họ cũng yêu cầu kinh nghiệm cả, nhưng em mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm để dự tuyển. Nếu anh nhận em vô thì em hứa với anh em sẽ làm hết mình, nếu chuyên môn em kém em xin phép hỏi mấy anh chị đi trước. Nếu nghiệp vụ em yếu thì em sẽ đi học thêm. Em không để phụ lòng anh chị đâu. Còn về mức lương em chỉ yêu cầu công ty trả đúng theo năng lực em làm sau 1 tháng. Nếu sau ba tháng em làm không được việc em xin phép bàn giao cho người giỏi hơn.” 

Theo như các bạn thành viên đóng góp thì đây là bài giảng mà rất nhiều bạn học trung cấp đã được học. Thế nên các bạn hãy cân nhắc trong việc sử dụng ví dụ trên, không nên áp dụng hoàn toàn, hãy lựa theo hoàn cảnh, vị trí ứng tuyển,… mà có cách trả lời cho phù hợp. Tránh trường hợp, trong cùng đợt phỏng vấn, mình có câu trả lời giống 1 vài đối thủ khác.

Khi bạn đã nắm rõ giá trị bản thân của mình

Khi bạn nắm khá rõ mình có thể cống hiến những gì cho công ty khi mình được nhận vào thì bạn có thể lượng hóa những đóng góp đó. Từ đó đưa ra một mức lương mà mình nghĩ là xứng đáng với những gì đóng góp.

“Với kỹ năng SEO lên top cho hàng chục website ở một số lĩnh vực khác nhau. Em tự tin sẽ thu hút thêm lượng visit vào website của công ty, giúp tăng 3.000 bậc, tới top 5.000 website lớn nhất việt nam trong 2 tháng và top 1.000 trong 7 tháng. Như vậy, em mong muốn mức lương của mình sau 2 tháng là 8 triệu. Còn trong thời gian thử việc 2 tháng là thời gian em chứng minh năng lực và target đặt ra, em mong muốn công ty có thể trả cho em mức thu nhập bằng với tổng mức thu nhập khi em làm SEO part-time cho các website hiện tại là 5 triệu.”

Với bạn này, bạn ấy đã có kinh nghiệm làm thêm khi còn đi học, và hiểu rõ mình có thể làm được những gì. Ngoài ra việc đưa ra một mức so sánh là tổng thu nhập hiện tại đến từ việc làm part-time, sẽ dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng về cơ sở cho mức lương mong muốn.

Vậy với một nhân viên xuất nhập khẩu thì sao?





Xuất nhập khẩu, Logistics là ngành khá khó để có thể có kinh nghiệm trước khi ra trường, các bạn sinh viên học trong ngành này thường rất ít được tiếp xúc thực tế trong quá trình học. Bởi vậy tôi có một số lời khuyên cho các bạn: bạn đừng bao giờ đặt lên bàn những con số cụ thể. Tốt hơn hết bạn nên hoãn lại cuộc thương thuyết quan trọng này lại cho đến khi bạn chứng tỏ được rằng bạn hoàn toàn yêu thích và phù hợp nhất với vị trí này, hãy trình bày để nhà tuyển dụng thấy nhiệt huyết đóng góp, cống hiến của bạn nếu bạn được vinh dự trở thành một thành viên của công ty (Như trong ví dụ đầu tiên).


Còn nếu bạn thật sự có khả năng mang đến giá trị mong muốn cho nhà tuyển dụng, hãy tự tin thương lượng mức lương mong muốn với họ.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường có thêm tự tin khi phỏng vấn xin việc!

CTV Hiền Trịnh.

Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.