0353.380.835

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam dự báo thiếu 2 triệu lao động

20/05/2019
(VLR) Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), giai đoạn hiện tại năm 2017 - 2020, ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần 200.000 lao động chất lượng cao, trình độ chuyên môn tốt, dự báo đến năm 2030 sẽ thiếu đến 2 triệu lao động nếu các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo không đưa ra các động thái, giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề hiện nay.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội VLA phát biểu khai mạc tại diễn đàn. Ảnh: Phó Bá Cường

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội VLA phát biểu khai mạc tại diễn đàn. Ảnh: Phó Bá Cường

Ngày 16/5/2019, Diễn đàn Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics và xu hướng tại Việt Nam đã được tổ chức tại TP.HCM. Diễn đàn do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) phối hợp cùng chương trình Aus4Skills của Chính phủ Úc và VCCI tổ chức. Aus4Skills là một trong những hoạt động được chính phủ Úc tài trợ với phạm vi thí điểm áp dụng mô hình giáo dục nghề nghiệp của Úc cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Chia sẻ về việc Chính phủ Australian hỗ trợ Ban tư vấn đào tạo ngành logistics thông qua chương trình Aus4Skills, bà Petrina Lawson, Phó Tổng Lãnh sự quán Australia tại TP.HCM, cho biết: "Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành logistics, và qua đó chúng tôi hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam".

Ban tư vấn đào tạo ngành logistics, một mô hình do doanh nghiệp dẫn dắt được thành lập trong khuôn khổ chương trình Aus4Skills, đã được đề cập tới trong suốt buổi tọa đàm như một ví dụ điển hình mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo nghề trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và kỹ năng nghề trong ngành logistics. Vai trò của Ban tư vấn đào tạo ngành logistics là hỗ trợ đảm bảo rằng tay nghề của các sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng, giúp tăng năng suất và hiệu quả của ngành.

Thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu thực tế trong ngành logistics

Diễn đàn thu hút được sự quan tâm của hơn 200 các đại biểu đại diện cho các Sở , Ban, ngành, các chuyên gia, doanh nghiệp, và các trung tâm, cơ sở đào tạo về ngành dịch vụ logistics cả trong nước lẫn quốc tế. Các đại biểu tham gia diễn đàn thảo luận về các kế hoạch hành động cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu về kỹ năng nghề nghiệp tại Việt Nam.

Hiện tại, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó để đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp thì vẫn là một bài toán khó. Các trường dạy nghề thường gặp thách thức trong việc đáp ứng trình độ kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng thiếu hụt kỹ năng trong thị trường lao động. Do đó, sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào những vị trí tay nghề thấp với mức lương khiêm tốn, trong khi các nhà tuyển dụng lại phải đầu tư đào tạo lại nhân viên.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương cho biết, hoạt động đào tạo logistics ở Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, các cơ sở đào tạo cần cập nhật, bổ sung chương trình, phương pháp đào tạo. Đồng thời, để có thể nâng cao sự cạnh tranh về chất lượng nhân lực thì các cơ sở, trung tâm đào tạo cũng cần rèn luyện cho học viên tính kỷ luật, chuyên nghiệp, làm việc nhóm bởi đó hiện đang là những điểm yếu nguồn lao động tại Việt Nam.

Chỉ tính riêng tại TP. HCM, có gần 800 doanh nghiệp chuyên về logistics, nhu cầu tìm việc làm luôn ở mức cao. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo còn nhiều hạn chế, 116 trường trung cấp cao đẳng chuyên đào tạo nghề, 9 trường có đào tạo ngành logistics (trong đó chỉ có 1,2 trường đi vào chuyên sâu), ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết.

Diễn đàn thu hút được đông đảo sự quan tâm của đại diện đến từ các Sở, Ban, ngành, các doanh nghiệp và các trung tâm, cơ sở đào tạo. Ảnh: Phó Bá Cường

Diễn đàn thu hút được đông đảo sự quan tâm của đại diện đến từ các Sở, Ban, ngành, các doanh nghiệp và các trung tâm, cơ sở đào tạo. Ảnh: Phó Bá Cường

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành gắn với vai trò của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà trường

Thời gian vừa qua, Hiệp hội VLA tích cực đóng góp vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường, giới thiệu sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, tham gia đóng góp ý kiến vào các thông tư, nghị định của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp nhằm có những thay đổi phù hợp với yêu cầu đào tạo thực tế của nhà trường. Hiệp hội cũng đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (DVET), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP.HCM (VCCI-TP.HCM) và Aus4Skills thành lập một cơ chế thí điểm để tăng cường tiếng nói và vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp logistics trong thiết lập các chuẩn nghề và chuẩn kỹ năng nghề để xây dựng lực lượng lao động trong tương lai.

Tất cả những hoạt động trên nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng thực tế tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Theo ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẵn sàng hợp tác phát triển cùng các Doanh nghiệp và Nhà trường, hy vọng trong tương lai sẽ trở thành cơ quan điều phối, là đầu mối xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề. Cả 3 bên cần phải cùng nhau xây dựng những chiến lược, kế hoạch dài hạn từng bước tháo gỡ các nút thắt”.

Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.