0353.380.835

New York Times: Is Vietnam the Next ''Asian Miracle'' ? - Việt Nam có phải là ''điều thần kỳ châu Á'' tiếp theo?

16/10/2020

Tờ báo Mỹ New York Times vừa đăng một bài viết của ông Ruchir Sharma, chiến lược gia trưởng toàn cầu của Morgan Stanley Investment Management, đánh giá cao về tiềm năng kinh tế của Việt Nam.

Đặc biệt, bài viết cho rằng có thể trở thành một "điều thần kỳ" mới về kinh tế ở châu Á, sau những nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc.

"ĐIỀU THẦN KỲ" TRONG KỶ NGUYÊN MỚI?


Bài viết mang tựa đề "Is Vietnam the Next ‘Asian Miracle’?" (tạm dịch: "Việt Nam có phải là ‘điều thần kỳ châu Á’ tiếp theo?") mở đầu bằng việc đánh giá cao những nỗ lực chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.

"Chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Việt Nam đã huy động lực lượng ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Sử dụng tin nhắn, quảng cáo truyền hình, pa-nô, áp phích và loa đài, cơ quan chức năng kêu gọi người dân phát hiện các ca nghi nhiễm, theo dõi tiếp xúc F1, F2, F3… Việc nhanh chóng cách ly các ca bệnh đã giúp Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 thấp nhất thế giới, với không đến 1 ca tử vong trên 1 triệu dân", bài viết ghi nhận.

Tác giả cho rằng việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã cho phép Việt Nam nhanh chóng nối lại cá hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó có thể trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm nay. Trong khi nhiều nền kinh tế chứng kiến sự suy giảm mạnh và phải đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải cứu, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng với tốc độ 2,62% trong quý 3 vừa qua. Ấn tượng hơn, tăng trưởng này được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại lớn, bất chấp thương mại toàn cầu suy giảm trong đại dịch.

"Khoảnh khắc bứt phát này của Việt Nam đã được chuẩn bị trong một thời gian dài", bài báo viết. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, những "điều thần kỳ châu Á" - đầu tiên là Nhật Bản, tiếp theo là Đài Loan và Hàn Quốc, rồi gần đây nhất là Trung Quốc - đã thoát cảnh nghèo bằng cách mở cửa cho thương mại và đầu tư, trở thành những "ông lớn" về sản xuất và xuất khẩu.

Giờ đây, Việt Nam cũng đang đi theo hướng đó, nhưng trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới - tác giả nhấn mạnh. Những điều kiện giúp tạo nên những "điều thần kỳ châu Á" trước đây giờ không còn nữa. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kết thúc. Kỷ nguyên của toàn cầu hóa nhanh chóng, với những dòng chảy thương mại và đầu tư tăng trưởng mạnh mẽ, đã qua đi. Tăng trưởng kinh tế đang chậm lại trên toàn cầu.

SỨC MẠNH XUẤT KHẨU


Bài báo nhấn mạnh rằng một thế mạnh lớn của kinh tế Việt Nam nằm ở lĩnh vực xuất khẩu.

Trong những năm phát triển bùng nổ, những nền kinh tế "thần kỳ châu Á" trước đây thường đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần ngưỡng 20%, cao gần gấp đôi so với mức tăng trưởng xuất khẩu của các quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình cùng thời. Việt Nam đã duy trì được mức tăng xuất khẩu tương tự trong 3 thập kỷ qua. Cho dù thương mại toàn cầu suy yếu trong thập niên 2010, xuất khẩu của Việt Nam tăng 16% mỗi năm, mức tăng nhanh nhất thế giới và cao gấp ba lần mức bình quân của các nền kinh tế mới nổi.

Tác giả Sharma viết rằng "Việt Nam tập trung nguồn lực cho xuất khẩu, xây dựng đường xá và cảng biển để đưa hàng hóa ra nước ngoài và mở các trường dạy nghề để đào tạo công nhân. Chính phủ Việt Nam đầu tư khoảng 8% GDP hàng năm vào các dự án mới, và hiện nay Việt Nam đã đạt chất lượng cơ sở hạ tầng cao hơn so với bất kỳ một quốc gia nào khác cùng trình độ phát triển".

Ngoài ra, bài báo cũng nói Việt Nam hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy theo hướng tương tự. Trong vòng 5 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt bình quân hơn 6% GDP của Việt Nam, tỷ lệ cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi. Hầu hết vốn FDI được rót vào việc xây dựng các nhà máy sản xuất hàng hóa và cơ sở hạ tầng liên quan. Phần lớn vốn FDI vào Việt Nam đến từ các nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, cho thấy các nền kinh tế "thần kỳ" đi trước đang giúp xây dựng một nền kinh tế "thần kỳ" mới - bài báo nhấn mạnh.

Theo tác giả, Việt Nam đã trở thành một điểm đến thu hút các công ty sản xuất hàng xuất khẩu muốn tìm một địa chỉ có chi phí nhân công rẻ hơn ở Trung Quốc. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam hiện đã tăng gấp 4 lần so với thời điểm cuối thập niên 1980, đạt gần 3.000 USD/người, nhưng giá nhân công ở Việt Nam hiện chỉ bằng khoảng một nửa so với ở Trung Quốc, chưa kể người lao động ở Việt Nam có trình độ rất tốt so với mức thu nhập.

Lao động có kỹ năng đang là nhân tố đưa Việt Nam đi lên - có lẽ với tốc độ nhanh hơn so với các quốc gia cùng trình độ phát triển khác - để sản xuất những sản phẩm ngày càng tinh vi hơn. Hàng công nghệ đã vượt qua hàng dệt may để trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2015. Đây cũng là nhóm mặt hàng chiếm phần lớn thặng dư thương mại kỷ lục của Việt Nam trong năm nay, bài viết ghi nhận.

Theo ông Sharma, vào thời kỳ mà chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng trên toàn cầu, Việt Nam đi ngược xu hướng bằng cách ký kết hàng chục thỏa thuận tự do thương mại (FTA), trong đó nổi bật là thỏa thuận ký với Liên minh châu Âu (EU) mới đây.

MỘT SỐ THÁCH THỨC


Bài viết đặt câu hỏi liệu Việt Nam có thể tiếp tục thành công trong bối cảnh những thách thức tiềm tàng như dân số và thương mại cùng suy giảm? Câu trả lời mà tác giả đưa ra là "có thể có". Tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đang chậm lại, nhưng phần đông người Việt Nam vẫn sống ở nông thôn, nên nền kinh tế có thể tiếp tục tăng trưởng nhờ việc đưa lao động từ nông thôn ra làm việc tại các nhà máy ở thành phố. Trong vòng 5 năm qua, không một nước đông dân nào có mức tăng tỷ trọng trong xuất khẩu toàn cầu lớn như Việt Nam.

Bên cạnh đó, bài báo cũng ghi nhận một "điểm cộng" của Việt Nam là không có những sự "quá đà" như thâm hụt ngân sách chính phủ hay nợ công lớn - những vấn đề mà các nền kinh tế tăng trưởng nhanh sau chiến tranh thường phạm phải.

Bài viết đề cập một vấn đề mà tác giả cho rằng Việt Nam cần lưu tâm: Sau nhiều đợt cổ phần hóa, Chính phủ đã giảm nắm giữ các doanh nghiệp, nhưng vẫn sở hữu những côn ty lớn chiếm gần 1/3 sản lượng kinh tế - mức tương tự như cách đây 1 thập kỷ. Nếu có vấn đề, thì những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn này - những công ty chiếm một phần không nhỏ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng - sẽ chính là nơi mà vấn đề có thể bắt đầu.

Tác giả lưu ý rằng nợ gia tăng đã dẫn tới những cuộc khủng hoảng tài chính đánh dấu chấm hết thời kỳ tăng trưởng cao kéo dài ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Đối với Trung Quốc hiện nay, lượng nợ lớn cũng là một thách thức.

Nguồn: Vneconomy

-------------------------------

Các khóa học khai giảng trong tháng 10/2020

Đăng kí ngay để trang bị kiến thức thực tế và giới thiệu thực tập nhé!

·      Khóa nghiệp vụ Logistics và Xuất nhập khẩu
è Link đăng kí: https://bit.ly/2Srkp2M

·      Khóa Quản trị Mua hàng
è Link đăng kí: https://bitly.com.vn/WhvQg

·      Khóa Sale Logistics
è Link đăng kí: https://forms.gle/zFKAeFFWRJCrhDRR8

-------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VUI LÒNG IBOX LIÊN HỆ (Mr. Hướng) 0382 120 720, (Mr. Tường) 0869 297 618

FANPAGE: https://www.facebook.com/edinsedu/

EMAIL: info@edins.edu.vn




Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.