0353.380.835

Dịch COVID 19 thúc đẩy Mỹ rút chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

23/09/2020

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn tìm một giải pháp thay thế Trung Quốc cho các chuỗi cung ứng sản xuất công nghệ cao của họ. Phía Hoa Kỳ lo ngại về nạn vi phạm sở hữu trí tuệ của các công ty Trung Quốc đã dẫn đến những tranh luận gay gắt trong cộng đồng hoạch định chính sách và kinh doanh của Hoa Kỳ trong thập kỷ qua. Theo phía Hoa Kỳ, những hành vi không công bằng này đã có tác động đáng kể đến các công ty công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào hàng nghìn đối tác kinh doanh Trung Quốc, những người đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Những căng thẳng chính trị song phương gần đây và xung đột thương mại, cũng như sự gián đoạn do đại dịch COVID-19, đã nhấn mạnh mối nguy hiểm của những căng thẳng âm ỉ lâu nay.


Tuy nhiên, nguồn lao động có tay nghề cao, thị trường nội địa khổng lồ, cơ sở hạ tầng hậu cần hiệu quả và các lợi thế khác của Trung Quốc tiếp tục thu hút và duy trì sự quan tâm đầu tư của Hoa Kỳ. Các chuỗi cung ứng công nghệ cao đã thay đổi phần nào trong thập kỷ qua khi tiền công tại của Trung Quốc tăng và do hậu quả của cuộc xung đột thương mại gần đây, nhưng các công ty Mỹ vẫn chưa di dời các cơ sở sản xuất hiện tại với số lượng đáng kể.




Chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, Hoa Kì và Asean

Lĩnh vực công nghệ cao của Hoa Kỳ là một yếu tố quan trọng đối với sức mạnh và sự ổn định cả về kinh tế và quân sự của nước này. Đặc biệt, chất bán dẫn là xương sống của ngành công nghiệp công nghệ cao Hoa Kỳ. Nhiều công ty công nghệ cao thành công của Hoa Kỳ sản xuất chất bán dẫn của họ ở Trung Quốc, khiến chuỗi cung ứng của họ dễ bị thất thoát tài sản trí tuệ, dễ bị gián đoạn do thiếu đa dạng hóa.


Xu hướng đa dạng hóa tránh phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết trong những tháng gần đây, khi phía Hoa Kỳ liên tục có các hành động cứng rắn cả về kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nhưng các nước khác sẽ khó có thể đạt được hiệu quả và chất lượng của thị trường Trung Quốc nếu không đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và đào tạo. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tổng dân số khoảng 650 triệu người, được gọi chung là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và là nơi có một số cơ sở chuỗi cung ứng mới tiềm năng.


Ví dụ, Việt Nam là nền kinh tế ASEAN tẳng nhanh nhất trước COVID-19. Với chi phí lao động thấp và những nỗ lực đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng kinh tế như đường cao tốc, cảng và cung cấp điện, đây là thị trường hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư quốc tế. Chi phí lao động ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với ở Trung Quốc và đang tiến bộ về kỹ năng và hiệu quả. Với cơ cấu người tiêu dùng trẻ và ngày càng năng động, Việt Nam là một thị trường “hào hứng” với hàng tiêu dùng công nghệ cao. Thêm vào đó, Việt Nam đã nổi lên trong những năm gần đây với tư cách là đối tác thương mại và đầu tư hấp dẫn và thay thế một phần chuỗi cung ứng cho Trung Quốc.


Việt Nam và các nước ASEAN lớn khác bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, từ lâu đã nhận được đầu tư tư nhân đáng kể của Hoa Kỳ nhưng vẫn thiếu khả năng đáp ứng đầy đủ cho việc di dời các công ty Hoa Kỳ có trụ sở từ lâu tại Trung Quốc. Một quá trình chuyển đổi hoàn toàn sẽ mất hàng thập kỷ và có thể không bao giờ diễn ra tuyệt đối. Tuy nhiên, đầu tư nhiều hơn vào Đông Nam Á có thể đẩy nhanh sự chuyển dịch trong các địa điểm sản xuất, chế tạo và lắp ráp. Đầu tư nước ngoài vào giáo dục và đào tạo sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu quả và kỹ năng của người lao động, đồng thời đàm phán với ASEAN và các quốc gia thành viên để giảm các rào cản chính trị và kinh tế đối với đầu tư nước ngoài sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Hoa Kỳ chuyển hoạt động chuỗi cung ứng nhiều hơn vào Đông Nam Á.


Lựa chọn khôn khéo?


Không có chính sách duy nhất nào có thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro thương mại và an ninh vốn có trong chuỗi cung ứng do Trung Quốc thống trị. Mặc dù ý tưởng đưa hoàn toàn các ngành công nghiệp chủ chốt quay trở về Hoa Kỳ sẽ rất được hoan nghênh bởi cộng đồng nước này, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đưa ra quyết định dựa trên việc tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả và phục vụ thị trường nước ngoài. Thị trường lao động Hoa Kỳ đương nhiên có chi phí cao hơn các thị trường khác và sẽ không bao giờ là một sự thay thế hoàn hảo. Gần đây, một số doanh nghiệp đã đưa một phần sản xuất trở Hoa Kỳ trong nỗ lực xoa dịu các nhà hoạch định chính sách, nhưng bốn năm qua không thấy bất kỳ sự chuyển dịch quy mô lớn nào của sản xuất thực về lại Hoa Kỳ.


Chiến lược “Trung Quốc +1”  tức là đầu tư cả vào Trung Quốc và một hoặc nhiều quốc gia ở Đông Nam Á là cách tiếp cận thiết đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm để bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trong khi vẫn đảm bảo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực chuỗi cung ứng của các quốc gia Đông Nam Á đang phát triển sẽ cho phép các công ty Hoa Kỳ lựa chọn đối tác dựa trên nhu cầu và khả năng mà không chỉ dựa vào Trung Quốc. Cung cấp viện trợ và chuyên môn cho các quốc gia và doanh nghiệp Đông Nam Á cũng đảm bảo Hoa Kỳ duy trì quyền lực mềm của mình và các mối quan hệ chính trị với các đối tác ở đó, có thể khuyến khích hợp tác an ninh mạnh mẽ hơn.


Chiến lược này cũng tính đến quy mô và mức độ phức tạp của thị trường Trung Quốc.
ASEAN khó có thể thay thế hoàn toàn Trung Quốc trong vòng vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, bằng cách thiết lập một giải pháp thay thế đáng tin cậy ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ có thể đàm phán với các công ty Trung Quốc và chính phủ để bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo các thông lệ kinh doanh tốt. Cả hai lựa chọn đều cung cấp cho Hoa Kỳ khả năng tự khẳng định mình trong tương quan với Trung Quốc trên cả mặt trận an ninh và kinh tế.

Nghiên cứu trường hợp điển hình: Thương mại chất bán dẫn


Các biện pháp trừng phạt ngày càng nghiêm ngặt của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc, đặc biệt là công ty viễn thông Huawei, đã khuyến khích hợp tác Hoa Kỳ-Đài Loan (TQ). Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) thông báo rằng họ đang đầu tư 12 tỷ USD vào một nhà máy chip ở Arizona (Hoa Kỳ). Vào tháng 7 năm 2020, TSCM đã trở thành công ty bán dẫn hàng đầu thế giới, vượt qua Samsung và Intel. Mặc dù công ty Đài Loan có thể thu hút đầu tư của Hoa Kỳ, nhưng cuộc đấu tranh địa chính trị giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đài Loan hạn chế khả năng của Hoa Kỳ trong việc hợp tác với công ty Đài Loan. Các công ty Hoa Kỳ thậm chí có thể miễn cưỡng hơn khi hợp tác với các công ty Đài Loan kể từ thông báo hồi tháng 8/2020 rằng các tin tặc do nhà nước Trung Quốc tài trợ đã đánh cắp IP từ nhiều công ty chip Đài Loan.


Hai dự luật lưỡng đảng (the CHIPS for America and American Foundries Acts ) đã kêu gọi tăng cường đầu tư của liên bang vào sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn trong nước của Hoa Kỳ. Những luật này và các luật tương tự khác có thể khuyến khích sự gia tăng sản xuất chất bán dẫn tại Hoa Kỳ. Intel đã gọi các dự luật này là một khởi đầu tốt, nhưng gần như không đủ để cho phép các nhà sản xuất chất bán dẫn cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài được trợ cấp nhiều hơn.


VITIC biên dịch từ thediplomat.com


➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖

Trang bị kiến thức thực tế từ sớm, sau này bạn sẽ càng có cơ hội việc làm tốt hơn, hãy cùng tham gia với EDINS để được giới thiệu thực tập và đi làm ngay nào.

💯  Khóa học Logistics và Xuất Nhập Khẩu (ONLINE & OFFLINE) tháng 9/2020.

️ Link đăng kí: https://bom.to/S8WZ6z7

💯   Khóa Quản trị Mua hàng (Purchasing) tháng 9/2020
 ️ Link đăng kí: https://bitly.com.vn/WhvQg
➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI HOẶC

GỌI HOTLINE: 0382.120.720 hoặc 0869297618

Liên hệ qua fanpage: https://www.facebook.com/edinsedu/

Liên hệ qua website: http://edins.edu.vn/


Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.