NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOGISTICS
1.Logistics là gì?Q: Bạn Bùi Trương Thanh Thuỳ – ĐH kinh tế TP HCM, hỏi: “Để thành công trong nghề thì sinh viên chúng tôi nên bắt đầu như thế nào? Cụ thể là gì?”
A: Mr. Mai Văn Thành – Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực logistics TDgroup chia sẻ:
Thứ nhất: Bạn phải hiểu hầu hết các thuật ngữ, khái niệm về lĩnh vực Logistics cũng như các tình huống áp dụng những kiến thức về Logistics như: Logistics là gì? Supply chain (Quản trị chuỗi cung ứng)? Kho hàng và Hàng tồn kho (Warehousing and Inventory)? …
Thứ hai: Bạn Cần phải nắm vững những kiến thức về các khía cạnh trong lĩnh vực logistics kể trên (để đạt được kiến thức này bạn học trong trường đại học hoặc chọn học thêm các khóa ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo chuyên sâu về Logistics và quản trị chuỗi cung ứng)
Thứ ba: Bạn nên tham gia vào các diễn đàn chuyên về Logistics và các câu lạc bộ về Logistics trong các trường đại học; tham gia vào các buổi hội thảo về Logistics nhằm tích lũy kiến thức cũng như những kinh nghiệm thông qua các diễn giả là các chuyên gia, các nhà quản lý của các công ty về logistics. Tại những diễn đàn, những buổi hội thảo này, các bạn có thể đặt các câu hỏi, những thắc mắc của mình để cho các chuyên gia, những nhà quản trị Logistics giải đáp và chia sẻ những kiến thức thực tế và kinh nghiệm giải quyết các tình huống đó.
Thứ tư: Đây là một kinh nghiệm rất được xem trọng đó là niềm đam mê của chúng ta về lĩnh vực Logistics là như thế nào và to lớn đến đâu.
A: AnhLê Minh Hải – Boxme chia sẻ:
Để thành công trong bất cứ công việc nào theo anh thì mỗi người cần có mục tiêu, đam mê và may mắn – Mục tiêu cho em biết mình đang ở đâu và cần phải làm gì, không đi lòng vòng hoặc đứt gánh giữa đường, mất đi nhiều cơ hội.
– Niềm đam mê cho các em niềm tin, quyết tâm nỗ lực hơn những người khác.
– May mắn giúp chúng ta đi nhanh và đi xa hơn
Chúc em luôn có 3 điều này bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu!
2.Logistics học gì?
Q: Bạn Phạm Thị Bảo – Đh Văn Lang, hỏi:
Em có thắc mắc, qua khá nhiều các tìm hiểu lý thuyết thì em vẫn chưa hình dung rõ về việc ứng dụng hệ thống thông tin vào Logistics. Anh/ chị có thể mô tả hoặc giới thiệu giúp em một hệ thống thực tế cụ thể được không ạ. Và khi là một quản lí vận tải nội địa, em phải chốt giá cước, xe hoạt động từ A đến B thì tốn bao nhiêu xăng dầu và các chi phí … nhưng ở chi phí phát sinh là ở mỗi tuyến đường nếu bị công an bắt, chi cho công an thì khoảng đó mình phải tính như thế nào ạ.
A: Anh Lê Minh Hải – Boxme: Chào Bảo, công nghệ thông tin và tri thức là chìa khoá thành công của các doanh nghiệp mới tham gia lĩnh vực logistics. Công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp
– Có những lợi thế cạnh tranh vượt xa đối thủ
– Tiết kiệm chi phí, tăng năng xuất lao động
Một số ví dụ về ứng dụng công nghệ vào logistics:
a) Cổng vận chuyển giao hàng thu tiền Shipchung
Shipchung sử dụng công nghệ thông tin để kết nối với các hãng vận chuyển truyền thống như ViettelPost, Ems, Kerry, Netco giúp khách hàng giao hàng thu tiền toàn quốc đơn giản tiện lợi hơn
– Chỉ cần tạo vận đơn là hãng vận chuyển tới lấy hàng
– Tính phí tự động mà không cần tới bưu điện
– Sử dụng lịch sử để ước tính thời gian giao hàng
– Quản lý đơn hàng hành trình
– Xử lý các đơn hàng phát không thành công online nhanh hơn, chủ động hơn, giảm chi phí gọi điện
– Nhận tiền thu hộ trực tiếp vào tài khoản mà không cần ra bưu điện lấy tiền…
Chỉ trong 1 năm, Shipchung vận chuyển hàng triệu đơn hàng đi toàn quốc cho hàng chục nghìn người bán hàng online.
b) Uber / Grab
Đây cũng là hai ví dụ điển hình em có thể thấy hàng ngày, Uber/Grab áp dụng công nghệ thông tin để kết nối & tận dụng các phương tiện & nhân lực đang dư thừa phát triển một mạng luới vận chuyển (người & hàng) toàn cầu chỉ trong một thời gian rất ngắn với giá cả thấp hơn, cạnh tranh, tạo công việc cho hàng ngàn người…
c) Việc tính chi phí của logistics thực tế không khó. Nếu các em có đủ số liệu và lịch sử các em có thể tính được chi phí trung bình hoặc ước tính gần chính xác.
Q: Lê Thanh Sang – ĐH GTVT: “Có thể giới thiệu cho em một vài cuốn sách Logistics tâm đắc của chuyên gia, và tại sao nó là quyển sách tâm đắc của anh/chị được không ạ?”
Thân chào bạn Sang, việc đọc sách là rất quan trọng, một thói quen tốt và cần phát huy và phổ biến. Một vài đầu sách thuộc lĩnh vực Logistics mà tôi muốn giới thiệu đến với bạn như sau (hiện khá nhiều quyển đang có mặt tại
Thư viện Logistics của Logistics4vn):
1/ Fundamentals of Logistics Management– Paperback – International Edition, June 1, 1998 by Douglas M. Lambert (Author), James R. Stock (Author), Lisa M. Ellram (Author)
2/ SUPPLY CHAIN STRATEGY – The Logistics of Supply Chain Management – Edward Frazelle
3/ Logistics and Supply Chain Management Third edition – MARTIN CHRISTOPHER
4/ Marketing Logistics – Second edition– Martin Christopher and Helen Peck
5/ Purchasing and Supply Chain Management: Strategies and Realities Michael Quayle University of Glamorgan, UK
6/ Warehouse Management: A Complete Guide to Improving Efficiency and Minimizing Costs in the Modern Warehouse 2nd Edition by Gwynne Richards (Author)
7/ Essentials of Inventory Management Hardcover – April 25, 2011 – Max Muller (Author)
8/ Supply Chain Risk Management: Vulnerability and Resilience in Logistics – Nov 15, 2011 – by Donald Waters
…
Những quyển sách này sẽ giúp bạn hiểu căn bản và bao quát nhất, rối đến chuyên sâu từng lĩnh vực trong chuỗi các hoạt động của dịch vụ Logistics
Một lời khuyên khi đọc sách: “Hãy xem mình đang đọc cái gì và đọc sách bằng lòng đam mê để thấy được ảo diệu trong đấy”
A: Anh Lê Minh Hải – Boxme:
Chào Sang, bản thân anh cũng phải dân chuyên ngành Logistics.
Đây là 1 lĩnh vực rất rộng, và không một cuốn sách nào có thể đem lại đủ kiến thức cho chúng ta cả.
Theo anh, dấn thân và đam mê cho anh những kinh nghiệm & hiểu biết mới, chúng ta sẽ không biết bao giờ là đủ vì vậy hãy cứ mạnh dạn lên, cứ đi rồi chúng ta sẽ tới nhé em.
Cuốn sách hay nhất là “cuộc đời em”
3.Logistics làm gì?
Q. Bạn Cao Thị Giang – Đại học Giao Thông Vận Tải, hỏi:
“Chúng em khi ra trường cần có những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm gì để được tuyển dụng?”
Mr. Mai Văn Thành – Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực logistics TDgroup trả lời:
Câu hỏi khá hài hước: cứng – mềm
Hiện nay, việc gọi kỹ năng mềm (cách gọi theo thói quen) không đúng nữa rồi, Theo đúng chuẩn, chúng ta phải gọi là Kỹ năng thực hành xã hội.
Một bạn sinh viên khi ra trường muốn chiến thắng được nhà tuyển dụng cần có các yếu tốt sau:
Thứ nhất: Kiến thức về lý luận của bạn về chuyên môn phải hiểu rõ, sâu, rộng (cái này các bạn phải học nhé). Vì không có ai không học gì mà biết làm một cách thuần thục cả.
Thứ hai: Bạn phải có một cách nhìn nhận bằng tư duy thực tế hóa các lý luận mà các bạn đã được học trong sách vở (cái này còn tùy thuộc vào năng lực và ý chí của từng người – theo tôi nghĩ, bạn có đam mê thực sự với điều bạn mong muốn thì bạn sẽ làm được). Để làm được điều này, các bạn phải tự mình đi tìm hiểu bằng cách tham gia các Diễn đàn chuyên môn, tham gia vào các Câu lạc bộ chuyên môn, hoặc học các khóa học ngắn hạn chuyên sâu về lĩnh vực đó, một điều khuyên chân thành là bạn phải luôn đặt ra những câu hỏi, luôn phải thắc mắc những điều mình chỉ nghe mà chưa thấy … bạn sẽ tích lũy cho mình một kiến thức thực tế đủ để bạn hiểu rõ mình sẽ làm gì trong vị trí tuyển dụng đó.
Thứ ba: Kỹ năng thực hành xã hội (hay còn gọi quen thuộc là “kỹ năng mềm”)
- Kỹ năng văn phòng: tin học, ngoại ngữ, giao tiếp xã hội,…
- Kỹ năng trình bày: trình bày bảng kế hoạch, một dự án, …
- Kỹ năng thu hút đám đông, làm việc nhóm,…
- Kỹ năng trình bày một bộ hồ sơ xin việc
Q. Bạn Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm – Đại học Ngoại Thương, hỏi:
“Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Logistics?”
Mr. Lô trả lời:
Bạn có thể tham khảo hai bài viết sau nhé:
Quản trị kinh doanh/ Kinh doanh quốc tế là gì? học gì?
Quản trị kinh doanh/ Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?
Q. “Theo em được biết, có 1 số công việc đòi hỏi đi sớm về khuya khá vất vả, vậy con gái như chúng em thì phù hợp với những công việc nào trong ngành logistic?”
A. Công việc nào cũng vậy, có lúc bận rộn, có lúc rảnh rỗi. mình thấy cũng có những bạn nữ làm giao nhận, chạy suốt ngoài cảng, ICD, kho hàng, …
Và đặc biệt là bạn cảm thấy yêu thích công việc mà bạn đã đang và sẽ làm thì vất vả mấy cũng có thể vượt qua được.
Mình cũng chia sẻ một số vị trí nhẹ nhàng phù hợp với nữ: BP chứng từ, Marketing, sales…
Q:Nguyễn Thị Quỳnh Giang – ĐH Kinh tế TP.HCM, hỏi: “Kiến thức cơ bản và điều kiện cần thiết để có thể trở thành nhân viên trong bộ phận Purchasing?”
Mr. Lô trả lời:
Bạn có thể tham khảo Mục 10: Thu mua (Purchasing/Procurement) trong chuyên mục Tổng hợp kiến thức logistics ở link sau nhé:
Trang Tổng Hợp Kiến Thức Logistics – Logistics4vn
Q: Nguyễn Thị Thanh Ngân – ĐH Ngoại Thương, hỏi: “Trong (nghề) Logistics gồm có những mảng nào ạ? Và có phải mọi công ty đều có phòng ban Logistics?”
A: Theo Mr. Philip – CEO của CON-LOG CORP:
Có rất nhiều mảng trong nghề Logistics cơ bản như:
- Vận chuyển đường biển: quốc tế và nội địa gồm có: vc hàng FCL ( hàng khô và hàng lạnh), hàng LCL, tàu rời, tàu xá, ghép tàu, tàu chuyên dụng chở dầu, chở gas, chở giàn khoan, tàu dịch vụ hàng hải……
- Vận chuyển hàng không: nội địa và quốc tế gồm có vận chuyển hàng thông thường, hàng nguy hiểm (chất lỏng, hóa chất…), hàng quá khổ quá tải, hàng chuyển phát nhanh, hàng tươi sống…..
- Vận chuyển trên đất liền: quốc tế và nội địa bao gồm có vận chuyển xe tải, bán tải, vc container, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng (hàng dự án), hàng xá (săt, thép…) ….. vận chuyển xuyên quốc gia qua biên giới như Lào, Cambodia, Thailand, Trung Quốc…
- Vận chuyển đa phương thức quốc tế: là vận chuyển kết hợp giữa 2 trong 3 or 3 loại hình trên cũng là 1 mảng trong logistics( hiện nay có vài Cty chỉ kinh doanh dịch vụ này)
- Thủ tục hải quan: quốc tế và trong nước: có nhiều loại hình như: thủ tục cho XNK hàng kinh doanh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu, hàng quá cảnh, hàng phi mậu dịch, hàng đầu tư tài sản cố định, thủ tục XN kho ngoại quan, XNK tại chổ….
- Dịch vụ kho bãi: kho hàng phân phối nhanh(FMCG) và nhẹ, kho hàng máy móc nặng, thuê kho ngắn hạn-dài hạn, kho ngoại quan, kho trong cảng,…..
- Logistics phụ trợ: tư vấn dự án, xin giấy phép các loại, giấy chứng nhận các loại, đóng gói, dỡ hàng, chằng buộc, kiểm đếm, thu mua và xử lý đơn hàng, quản trị chuỗi cung ứng cho khách hàng, di dời, lắp đặt, bảo hiểm vc, sắp xếp nâng hạ, quản lý tồn kho, dịch vụ sau bán hàng……
Q: Nguyễn Quốc Nhựt – ĐH GTVT, hỏi:
“Hi ạnh chị,
Anh chị có thể giúp em biết rõ hơn về công việc của một Sale Logistics được không ạ!
Thanks”
A: Chào Bạn Nhựt, Mr. Philip – CEO của CON-LOG CORP xin chia sẻ như sau nhé:
- Sale logistics: Trách nhiệm của sale logistics chính là giới thiệu dịch vụ logistics của công ty mình đang có, tìm kiếm khách hàng để cung cấp các dịch vụ logisitcs cung ứng của công ty mình đến những công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong đi nước ngoài bằng đường biển, đường hàng không, đường biển kết hợp đường bộ, đường biển kết hợp hàng không hay vận chuyển đa phương thức ……
- Các công việc chính và kỹ năng yêu cầu có thể phân loại như sau: trước hết bạn phải xác định là mình có làm vì đam mê và yêu nghề hay không trước khi bước vào công việc sales logistics và đầu tư đúng cho con đường mình đã chọn.
- Tôi khuyên các bạn nên làm và theo đuổi công việc sales logistics này vì đam mê để được thành công tốt nhất chứ đừng vì tiền để rồi làm nữa vời tốn time.
- Kỹ năng mềm chung: khéo ăn nói và giao tiếp, biết lắng nghe và trình bày quan điểm có đầu có đuôi, không chen ngang hay chứng minh đúng sai khi giao tiếp, có khả năng đàm phán về giá sao cho tốt nhất, biết nắm bắt tâm tư nguyên vọng của khách hàng, đọc hiểu được từ đôi mắt hay gọi là ngôn ngữ tâm lý học và ngôn ngữ cơ thể nữa nhé.
- Sales FCL: Sales cước tàu biển nhập khẩu hay xuất khẩu cho hàng nguyên container, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu và các công ty forwarder nhỏ hay không có hợp đồng với các hãng tàu. công việc này đòi hỏi bạn phải chọn lọc đối tượng khách hàng chỉ xuất nhập khẩu hàng nguyên container, chịu khó liên hệ và chào giá và dịch vụ, kiên trì theo đuổi khách hàng, bổ dung các dịch vụ đi kèm như vận chuyển nội địa hay dịch vụ hải quan để duy trì dịch vụ cước….
- Sales LCL:Sales cước tàu biển hàng lẻ tính theo CBM, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu, các cá nhân có hàng gửi đi, nhập về từ nước ngoài, các công ty FWD không trực tiếp gom hàng lẻ để đóng cont ( khi bạn làm cho Cty là master consol). Công việc này đòi hỏi bạn phải nắm rõ giá, local charges 2 đầu cảng và lịch tàu của các tuyến hàng lẻ để tư vấn nhanh nhất cho khách hàng. nắm rõ hàng đi đâu thì đóng kho nào và quy trình ra làm sao. hàng lẻ cần lưu ý vấn đề gì có quá khổ hay quá tải theo quy định của hàng LCL hay không? có cần thêm các chứng từ cần thiết gì hay không? có hun trùng hay không? có kiểm dịch thực vật hay không?
- Sales Overseas:Tìm kiếm các công ty forwarder, Cty logistics nước ngoài để làm agent và handle hàng cho họ. Đây là công việc khó khăn nhất của nghề forwarding và có rất nhiều dịch vụ FWD có thể đáp ứng cho các Agent nước ngoài như: DDU, DDP, D/O release, Freight collect, Open consol box, apply certificate….. đòi hỏi nhân viên sales phải thành thạo ngoại ngữ cả 4 kỹ năng, hiểu rõ nghiệp vụ logistics oversea, có khả năng thương lượng và đàm phán giá tốt, am hiểu hợp đồng đại lý ( Agency Agreement), hiểu rõ về các hiệp hội mà công ty đó tham gia để đánh giá được Agent nào tốt để hợp tác…
- Sales Air Freight: Nhân viên sales cung cấp giá vận chuyển hàng không cho các công ty XNK có nhu cầu giao hàng nhanh hay hàng có giá trị cao hay hàng bắt buộc phải giao bằng hàng không theo yêu cầu của đối tác ( bên mua hàng). từ đó bạn phải nắm được giá hàng air cargo, hãng bay, lịch bay, phụ phí cảng, phụ phí từ hãng bay, local charge POD…. nhập kho hay kho đến ở đâu, quy trình lấy chứng từ như thế nào, hàng không cần những chứng từ gì, hàng nào được phép vận chuyển hàng không và hàng nào bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không?
- Sales tổng hợp: là nhân viên làm sales các dịch vụ nói trên nên đòi hỏi các kỹ năng như trên kết hợp lại với nhau
- Như vậy, nếu bạn đang có ý định vào nghề shipping hay forwarding, sau khi nắm bắt, hình dung được phần nào nghề nghiệp, hãy chuẩn bị thêm những kỹ năng mà một forwarder cần nữa nhé:
- Trước tiên, nên tìm cho mình một công ty cung cấp dịch vụ forwarding tốt, uy tín (có được sự tin cậy của khách hàng trước sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sale), đồng thời tìm hiểu đầy đủ về những dịch vụ mà công ty mình cung cấp.
- Trau dồi và rèn luyện thêm kiến thức chuyên môn như: kỹ năng gọi điện chào hàng, bán hàng, sách về vận tải, forwarding, marketing, xuất nhập khẩu,…
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng gọi điện thoại, giữ liên hệ để tự tin giao tiếp khi tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh đó, luôn cập nhật những thông tin nóng liên quan đến khách hàng, cũng như những thông tin khách hàng quan tâm để những cuộc trò chuyện không bị nhàm chán và mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho họ.
- Chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt, một ý chí đủ mạnh để sẵn sàng nghe khách hàng hỏi, căn vặn và từ chối.
Chuyên mục Q&A kỳ này hân hạnh nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia:Mr. Mai Văn Thành – Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực logistics
TDgroupAnh Lê Minh Hải – Cổng dịch vụ hậu cần kho vận cho TMĐT
BoxmeMr. Philip – CEO của
CON-LOG CORPNGUỒN: Logistics4n**************************************
Một số khóa học của viện EDINS💯💯 Khoá học Logistics và Xuất nhập khẩu tháng 1/2020➡️🍀Link đăng ký: http://bit.ly/2C63JW6💯💯Khoá học Quản trị Mua hàng tháng 2/2020➡️🍀Link đăng ký: http://bit.ly/35fFyBY➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖☎️HOTLINE: 0347.607.492 hoặc 0344.009.003Liên hệ qua Fanpage: https://www.facebook.com/edinsedu/Liên hệ qua Website: http://edins.edu.vn/