Do đó vai trò của Logistics, chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Nó có vai trò lớn đối với hoạt động của nền kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là nền kinh tế mở cửa, thị trường các nước đang và chậm phát triển, logistics được coi là công cụ kết nối các doanh nghiệp trên thế giới hay người tiêu dùng với doanh nghiệp trên trái đất. Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi một chuỗi Logistics hoạt động liên tục.Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi Logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng hơn là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người.
Phát triển Logistics service một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này đã làm cho dịch vụ Logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Những nước kết nối tốt với mạng lưới Logistics service toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới. Hiệu quả hoạt động Logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman : “khối lượng hàng hóa luân chuyển giữa hai nước tỉ lệ thuận với tỉ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỉ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước đó”. Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng rút ngắn bao nhiêu thì lượng hàng tiêu thụ được càng lớn. Chẳng hạn như: Chile là nước dù ở cách xa hầu hết các thị trường lớn nhưng lại có vai trò cung cấp lương thực, cá tươi, hoa quả tươi khó bảo quản cho Châu Á, Châu Âu,... Đối với các nước không có khả năng kết nối này, chi phí rất cao và khả năng mất cơ hội lớn.