Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng trong 10 năm trở lại đây dẫn đến các ngành Logistics và xuất nhập khẩu ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đòi hỏi lượng lớn nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực được đạo bài bản. Vì vậy, theo học ngành này đang là một trong những lựa chọn thông minh dành cho các bạn trẻ.
Tình phát triển của ngành Logistics và xuất nhập khẩu
Tại Việt Nam hiện nay, ngành Logistics và xuất nhập khẩu có thể được xem là ngành “hái ra tiền”. Theo báo cáo của cơ quan chuyên ngành, hiện nay có gần 300.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% mỗi năm của ngành Logistics, nguồn nhân sự hiện nay vẫn là bài toán đau đầu của các doanh nghiệp trong nước.
Một hình ảnh tại cảng Hải Phòng
Đánh giá nguồn nhân lực hiện nay
Nguồn nhân lực Logistics hiện tại của Việt Nam thường chỉ là: chắp vá và thiếu bài bản. Có thể khẳng định rằng các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển của ngành dịch vụ Logistics. Phần lớn kiến thức mà những người làm Logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong ngành dịch vụ này.
Lương khủng nhưng khó tuyển người
Logistics là ngành có mức lương “khủng” hiện nay. Tại Việt Nam, nhân viên Logictics có mức lương khởi điểm từ 6 – 7 triệu/tháng, trong khi đó các vị trí Lãnh đạo cao cấp và Quản lý là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển ngành thì mức lương còn “khủng” hơn. Theo bạn đó là con số nào? 20 triệu? 50 triệu?
Theo thống kê sơ bộ, mức lương cho vị trí Logictics Manager dao động từ 3.000 – 4.000 USD/tháng, vị trí Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Director) có mức lương từ 5.000 – 7.000 USD/tháng.
Đây là một mức lương rất đáng mơ ước! Nhưng trong ngành Logistics và xuất nhập khẩu tại Việt Nam, vấn đề không phải là mức lương cao như thế nào, mà là rất ít người xứng đáng được trả mức lương này, đây là một thực tế rất đau đầu của các doanh nghiệp hiện nay, nguồn nhân lực lao động cơ bản tại Việt Nam không thiếu. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ ngành Logistics hiện nay, các công ty cần phải nhanh chóng mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, không để bị tuột dốc và nhường lại thị phần cho các doanh nghiệp khác. Do đó việc tuyển dụng nhân viên ở cấp độ quản lý và giám đốc là vấn đề bắt buộc và sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay.
Nói tóm lại, ngành Logistics và xuất nhập khẩu luôn đầy cơ hội cũng như thử thách đối với mọi người. Nguồn nhân lực Logistics và xuất nhập khẩu luôn khan hiếm và thiếu hụt, nếu là một ứng viên hội đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng cũng như khả năng thích ứng tốt bạn sẽ được chào đón ở tất cả các công ty Logistics hay xuất nhập khẩu. Bạn có dám vượt qua thử thách và đón lấy cơ hội cho bản thân?
CTV Hiền Trịnh.