0353.380.835

Chỉ số Hiệu quả Logistics 2018 được công bố – Việt Nam nằm trong top đầu

28/07/2018

Ngân hàng Thế giới đã công bố Chỉ số Hiệu quả Logistics 2018 (Logistics Performance Index 2018). Trong số các nước có mức thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam có chỉ số logistics nằm trong top đầu. 

Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) là chỉ số năng lực quốc gia về Logistics, do Ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”. Những quốc gia muốn cải thiện về ngành logistics cần phải sửa đổi và hiện đại hóa những viện quản lí biên giới, thay đổi những chính sách quy định về vận chuyển, và trong một số trường hợp, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng thương mại có liên quan.

Chỉ số LPI đánh giá trên 6 tiêu chí:

1)      Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Những cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng thương mại và vận tải (cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin)

2)      Chuyến hàng quốc tế (Shipments international): Mức độ dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh

3)      Năng lực logistics (Competence Logistics): Năng lực và chất lượng của các dịch vụ logistics (vd: các nhà điều hành vận tải, môi giới hải quan)

4)      Tracking & tracing: Khả năng track & trace các lô hàng

5)      Sự đúng lịch (Timeliness): Sự đúng lịch của các lô hàng khi tới điểm đích

6)      Hải quan (Customs): Hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như tốc độ, tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục.


Năm nay, chỉ số LPI của Việt Nam đạt 3.27 điểm, xếp thứ 39 trong số 160 quốc gia được xếp hạng. Con số này có thể nói đã được cải thiện đáng kể, tăng 25 bậc so với lần xếp hạng năm 2016. Lúc đó, Việt Nam đứng thứ 64 và chỉ đạt 2.98 điểm. 


Hình: 5 quốc gia có chỉ số LPI hàng đầu và vị trí của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam)


Logistics Performance Index 2018

Country

LPI Rank

Customs

Infrastructure

International shipments

Logistics competence

Tracking & tracing

Timeliness

Cambodia

98

109

130

71

111

111

84

China

26

31

20

18

27

27

27

Malaysia

41

43

40

32

36

47

53

Philippines

60

85

67

37

69

57

100

Singapore

7

6

6

15

3

8

6

Taiwan

27

22

23

24

30

25

35

Thailand

32

36

41

25

32

33

28

Vietnam

39

41

47

49

33

34

40

Hình: Chỉ số Hiệu quả Logistics 2018, trích một số quốc gia (Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới)

Các chuyên gia cũng cho rằng tiềm năng để ngành logistics ở Việt Nam đang có đà phát triển rất lớn. Các cảng biển Việt Nam đã đầu tư, xây dựng quy mô lớn, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn; có 70 đường bay quốc tế... Bên cạnh đó, Việt Nam lại đang trong giai đoạn nhập siêu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, đó chính là tiềm năng khá tốt cho các công ty logistics của Việt Nam phát triển.

Nếu như trước đây các nhà nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF (nghĩa là người bán quyết định người chuyên chở), thì nay các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam đang chuyển dần sang hình thức FOB (người mua quyết định việc chuyên chở). Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam khai thác.



Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.