0353.380.835

Local charges là gì? Các loại local charges trong vận chuyển đường biển

29/10/2019

Local charges là gì? Các loại local charges trong vận chuyển đường biển

LOCAL CHARGES LÀ GÌ

Local charges là gì? Đó là tên gọi chung cho các loại phí địa phương mà Shipper và Consignee phải đóng cho Hãng tàu/Forwarder ngoài cước biển (Ocean Freight). Local charges được thu tại cảng load hàng và cảng xếp hàng theo mức khác nhau tùy vào hãng tàu, cảng đi và cảng đến

Các loại local charges và phụ phí trong vận chuyển đường biển

Các loại phí địa phương (Local Charges)

THC (Terminal Handling Charge) – Phụ phí xếp dỡ hàng hóa

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: số lượng container

Là phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng đi/cảng đến trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ container từ trên tàu xuống, tập kết container từ Container Yard (C/Y) ra cầu tàu…

Thực chất, Cảng sẽ thu nhiều loại phí như phí xếp dỡ và các phí liên quan khác từ hãng tàu. Tuy nhiên, hãng tàu sẽ gộp và thu lại từ chủ hàng (người gửi/người nhận hàng) khoản phí duy nhất gọi là THC.

THD (Terminal Handling at Destination) – Phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng đích

  • Thu tại: Destination
  • Thu theo: số lượng container

Giống với THC nhưng thu tại điểm đến của lô hàng tại nước nhập khẩu

Handling (Handling fee) : Là loại phí Forwarder thu của Shipper / Consignee cho việc giao dịch với đại lý nước ngoài của họ để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam để khai báo manifest với hải quan, phát hành B/L, D/O và các thủ tục, giấy tờ liên quan

D/O (Delivery Order) – Phí lệnh giao hàng

  • Thu tại: Destination
  • Thu theo: Mỗi B/L

Phí lệnh giao hàng trên mỗi B/L mà Consignee phải đóng cho Hãng tàu/Forwader khi có một lô hàng nhập khẩu.

Khi có Arrival Notice, Hãng tàu / Forwarder sẽ issue một bản D/O, bạn mang ra cảng và xuất trình cho kho (LCL) hoặc làm phiếu EIR (FCL) để lấy được hàng.

B/L (Bill of Lading fee)/ AWB (Airway Bill fee)/ Phí chứng từ (Documentation fee)

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi B/L

Tương tự D/O cho hàng nhập thì mỗi một lô hàng xuất khẩu, Hãng tàu/ Forwarder phải phát hành B/L (vận tải đường biển) hoặc AWB (vận tải đường hàng không)

  • Courier fee: phí chuyển chứng từ về đối với bill gốc
  • Telex release fee: phí điện giao hàng đối với Surrendered B/L

CFS (Container Freight Station fee) – Phí kho hàng lẻ CFS

  • Thu tại: Origin/Destination
  • Thu theo: Mỗi CBM

Loại phí phải trả cho Consol hoặc Forwarder khi có hàng lẻ (LCL) xuất khẩu/ nhập khẩu. Đây là phí dỡ hàng từ container vào kho hoặc ngược lại.

Các loại phụ Phí  (Surcharge)

Amendment fee – Phí chỉnh sửa bill

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: mỗi B/L

Loại phí phải trả cho Hãng tàu / forwarder cho việc chỉnh sửa các chi tiết trên B/L hàng xuất

BAF (Bunker Adjustment Factor) /FAF (Fuel Adjustment Factor) – Phụ phí biến động giá nhiên liệu Châu Âu.

  • Thu tại: Origin/Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu

CAF (Currency Adjustment Factor) – Phí điều chỉnh chênh lệch ngoại tệ

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Phụ thuộc vào thay đổi về tỷ giá ngoại tệ mà CAF sẽ thay đổi hàng tháng

CIC (Container Imbalance Charge) – Phụ phí mất cân đối vỏ container

  • Thu tại: Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Phụ phí mất cân đối vỏ container hai đầu hay phí phụ trội hàng nhập. Hãng tàu thu để bù đắp chi phí cho việc phải vận chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Cleaning fee – Phí vệ sinh container

  • Thu tại: Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Trả cho việc vệ sinh các container sau mỗi lần chở hàng, tránh những ảnh hưởng từ những lô hàng trước tới lô hàng sau

COD (Change of Destination) – Phí đổi cảng đích

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Phí phải trả khi người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu muốn thay đổi cảng đích của một lô hàng sau khi tàu đã chạy. Hãng tàu sẽ thu phí để sửa chứng từ và hệ thống.

DET (Detention) – phí lưu container tại kho riêng

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu

Phí lưu container tại kho đóng trực tiếp cho hãng tàu. Tương tự DET, hãng tàu có thời gian miễn phí khác nhau. Khi hết thời hạn thì hãng tàu mới bắt đầu mới tính phí theo ngày lưu cho khách hàng tùy theo chủng loại, kích thước container.

DEM (Demurrrage) – phí lưu container tại bãi của cảng

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu

Phí lưu container tại bãi của cảng đóng trực tiếp cho hãng tàu. Tương tự DET, mỗi hãng sẽ có thời gian miễn phí cho khách hàng lưu container tại bãi. Trong trường hợp lưu quá thời hạn thì hãng tàu mới bắt đầu thu phí

DDC (Destination Delivery Charge) – Phí giao hàng tại cảng đến

  • Thu tại: Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Không giống như tên gọi, phí này hoàn toàn không liên quan gì đến việc giao hàng cho người nhận. Hãng tàu thu phí này để bù đắp cho việc dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và ra/vào cảng.

Đây là phí phát sinh tại cảng đích nên shipper không phải trả phí này

EBS (Emergency Bunker Surcharge) – Phụ phí xăng dầu Châu Á

  • Thu tại: Origin/Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Đây là loại phí thu phụ thuộc vào biến động của giá nhiên liệu trên thị trường.

GRI (General Rate Increase) – Phụ phí cước vận chuyển

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Thường thấy với hàng xuất đi Hoa Kỳ, áp dụng cho mùa cao điểm tương tự PSS

Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh tại cảng): Loại phí cắm điện cho container lạnh (RF) để giữ nhiệt độ thấp bảo quản hàng hóa

ISPS (International Ship and Port facility Security) – Phụ phí an ninh tàu và cảng

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi container

Phụ phí mà một số hãng tàu thu cho việc đầu tư, nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống kiểm soát và bảo hộ hàng hóa.

IFB – Phí thu hộ

  • Thu tại: Destination
  • Thu theo: Mỗi B/L

Là phụ phí thu hộ O/F tại cảng đến

Late Submission Fee – Phí submit SI trễ

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: mỗi B/L

Khoản phạt do người xuất khẩu trễ hạn gửi thông tin cần ghi tên bill (B/L)

LPF (Late Payment Fee) – Phí chậm thanh toán

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Khoản phạt nếu bạn thanh toán chậm tiền dịch vụ cho hãng tàu

Lift On – Phí nâng container

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Là loại phí trả cho việc thuê nâng container từ bãi lên xe tải

Lift Off – Phí hạ container

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Là loại phí trả cho việc thuê hạ container xe tải xuống bãi tập kết

LSS (Low Sulphur Surcharge) – Phụ phí giảm thải lưu huỳnh

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi container

OWS (Overweight surcharge) – Phụ phí vượt trọng lượng

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Hãng tàu sẽ thu nếu hàng hóa của bạn vượt quá trọng lượng để đảm bảo lợi nhuận trên mỗi chuyến tàu

PSS (Peak Season Surcharge) – Phụ phí mùa cao điểm

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Phụ phí được các hãng tàu áp dụng vào một số thời điểm trong năm do có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa

PCS (Panama Canal Surcharge) – Phụ phí qua kênh đào Panama

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi container

Loại phụ phí dành cho tất cả hàng hóa khi di chuyển qua kênh đào Panama (Panama, Châu mĩ)

PCS (Port Congestion Surchage) – Phí tắc nghẽn cảng

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Loại phụ phí Hãng tàu thu ở cả cảng đi và cảng đến nhằm bù đắp những chi phí phát sinh do tắc nghẽn cảng gây ra

Storage Charge – Phí lưu bãi của cảng

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container/ số ngày lưu

Phí lưu container được tách ra từ DEM mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng khi hết hạn miễn phí DEM./ Đây là loại phí gây khá nhiều tranh cãi vì có thể được gộp hoặc không được gộp trong phí DEM.

SCS (Suez Canal Surcharge) – Phụ Phí qua kênh đào Suez

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi container

Tương tự PCS, đây là loại phí cho tất cả hàng hóa khi di chuyển qua kênh đào Suez (Ai Cập, Châu Phi)

Seal Fee – Phí niêm phong chì

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi container

Phí mua 1 seal (chì) với số hiệu độc nhất của hãng tàu để kiểm soát an toàn hàng hóa. Seal được Hải quan sử dụng như 1 công cụ kiểm soát hàng hóa và chống buôn lậu

X-ray (Screening) – Phí soi chiếu an ninh

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi container

WSU (Winter Surcharge) – Phụ Phí mùa Đông

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Hãng tàu sẽ thu vào mùa đông đối với hàng xuất đi các nước có mùa đông khắc nghiệt như Nga, Ukraine nhằm đảm bảo hoạt động của tàu thuyền

WRS (War Risk Surcharge) – Phụ phí chiến tranh

  • Thu tại: Origin/ Destination
  • Thu theo: Mỗi container

Hãng tàu thụ phí này để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra do chiến tranh

Phí local charges được áp dụng vào từng thị trường cụ thể

AMS (Advanced Manifest System fee) – Phí truyền dữ liệu hải quan bắt buộc khi xuất hàng sang Mỹ, Canada và một số nước khác

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi B/L

AFR (Advance Filling Rules) – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi B/L

AFS (Advance Filling Surcharge) – Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi B/L

ANB – tương tự AMS cho một số nước châu Á

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi B/L

ENS (Entry Summary Declaration) – Phí kê khai hàng vào các nước Châu Âu

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi B/L

ISF (Importer Security Filling) – Phí khai báo an ninh hàng vào Hoa Kỳ

  • Thu tại: Origin
  • Thu theo: Mỗi B/L
  •                                                      Theo NGHUYÊN ĐĂNG
Khai giảng khóa học nghiệp vụ XNK thực tế hàng tháng. Học phí CỰC KỲ ƯU ĐÃI 3,000,000 VNĐ cho 14 buổi học cùng 7 giảng viên:

Sinh viên đăng ký giảm 30% chỉ còn : 2.100.000 VNĐ.
Người đi làm đăng ký giảm 20% chỉ còn : 2.400.000 VNĐ.
Đăng ký nhóm 2 người giảm ngay 100.000 VNĐ.