CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN
Xu hướng thương mại toàn cầu hiện nay, việc thương mại, giao dịch, mua bán toàn cầu trở nên dễ dàng và thuận tiện. Cùng với sự trao đổi, mua bán hàng hóa là vấn đề thanh toán. Khi làm lô hàng xuất nhập khẩu cả người mua và người bán đều phải thỏa thuận và lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp.
Mỗi phương thức khác nhau sẽ có mức độ an toàn khác nhau và chi phí cũng khác nhau. Chọn phương thức nào còn tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối tác của mình, tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối tác của mình, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch và trong một số trường hợp thì tùy thuộc vào quy định của của một số quốc gia.
Trong đó có 3 phương thức thanh toán được dùng phổ biến hiện nay:
- Phương thức chuyển tiền – T/T (Trả trước hoặc trả sau)
- Phương thức thanh toán nhờ thu – Collect payment (Nhờ thu trơn & nhờ thu kèm chứng từ)
- Phương thức thanh toán L/C (thư tín dụng – Letter of Credit)
1. Phương thức chuyển tiền – Remittance
Khái niệm: Đây là phương pháp người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu.
Có 4 bên tham gia phương pháp chuyển tiền
1. Người nhập khẩu – người chuyển tiền ( Remitter)
2. Người xuất khẩu – người thụ hưởng (Beneficiary)
3. Ngân hàng của người nhập khẩu – Ngân hàng chuyển (Remitting Bank)
4. Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý (Corresponding Bank)
Quy trình thực hiện phương pháp chuyển tiền:
1. Người NK viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chyển tiền) gửi đến NH phục vụ mình đề nghị chuyển tiền cho nhà XK nước ngoài.
2. Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình tại nước ngoài chuyển tiền mà gửi giấy báo nợ tới ngân hàng nhập khẩu.
3. Ngân hàng đại lý bên đầu nhập gưi tiền cho người xuất khẩu và gửi giấy báo nợ cho bên xuất khẩu.
4. Khi nhận được tiền người xuất khẩu giao hàng theo yêu cầu.
5. Trước thời điểm số tiền được chuyển hoàn thì số tiền thuộc sở hữu người chuyển tiền có quyền hủy lệnh chuyển tiền, bên hưởng tiền không có quyền khiếu nại.
Các phương pháp chuyển tiền hiện tại:
- Cách chuyển Chuyển tiền bằng điện - Telegraphic Transfer Remittance (T/T): thời gian chuyển rất nhanh, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí và chi phí điện tín. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
- Chuyển tiền bằng thư – Mail transfer Remittance (M/T): thời gian chuyển lâu, chi phí thấp.
2. Phương thức nhờ thu (Collecttion of Payment)
Để khắc phục những yếu điểm của phương thức chuyển tiền trả sau, phương thức nhờ thu điển hình là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm theo chứng từ ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hóa cho người nhập khẩu thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
1. Người xuất khẩu – người ủy thác thu: Principal
2. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu – ngân hàng được ủy thác thu: Remitting bank.
3. Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu): Collecting bank
4. Người nhập khẩu hoặc do người nhập khẩu chỉ định: Drawee
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại:
1. Nhờ thu trơn – clean collection: là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại.
2. Nhờ thu chứng từ - documentary collection là:
- Chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại
- Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính.
Trong thanh toán ngoại thương, phương thức nhờ thu chứng từ được sử dụng phổ biên hơn.
Nhờ thu trơn
Nguồn ảnh: Hptoancau
1. Người XK giao hàng/cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho người NK.
2. Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài.
3. Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước người NK thu hộ.
4. Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền.
5. Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
6. Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.
7. Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu
Nhờ thu chứng từ
1. Người XK giao hàng cho người NK.
2. Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu nước ngoài.
3. Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho nhân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu thu hộ.
4. Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu.
5. Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu để nhận chứng từ đi nhận hàng.
6. Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển (nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền).
7. Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu.
Note: So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu hơn, vì ngân hàng trong phương thức này đã thay người xuất khẩu khống chế chứng từ hàng hóa, người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người xuất khẩu vẫn chưa chắc chắn vì:
- Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ - documents against payment (D/P): tuy vẫn còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu người nhập khẩu không nhận hàng và không trả tiền, người xuất khẩu phải tốn thêm thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn và giải tuyết lô hàng đã gửi.
- Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ - documents against acceptance (D/A): người xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thu tiền lúc này hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu.
- Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc phương tiện vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tụ không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, do đó hàng hóa có thể được chuyển giao cho người nhập khẩu trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.
3. Phương thức thanh toán Thư tín dụng (Letter of Credit)
Khái niệm: L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.
Một số loại L/C phổ biến hiện nay:
- Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
- Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Qui trình mở L/C
1. Ký kết hợp đồng mua bán với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
2. Nhà nhập khẩu gửi yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C.
3. Ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình tại nước người xuất khẩu thông báo cho nhà xuất khẩu.
4. Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu chân thật thì thông báo cho nhà xuất khẩu.
5. Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu không có sai sót thì tiến hành giao hàng như thỏa thuận. Nếu không phù hợp thì yêu cầu sửa đổi L/C.
6. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng được chỉ định để được thanh toán.
7. Ngân hàng được chỉ định kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, ngược lại thì từ chối thanh toán.
8. Ngân hàng được chỉ định gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để được hoàn trả.
9. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán.
10. Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc được chấp nhận thanh toán.
11. Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.
Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn trên thực tế các phương thức này được sử dụng thế nào trong giao dịch xuất nhập khẩu?
Tất cả sẽ có trong khóa học Nghiệp vụ Logistics và Xuất nhập khẩu vào tháng 5 này (Tại Hà Nội, Hải Phòng và lớp Online)
Link đăng kí: https://forms.gle/ntZSsF3VqNTSMAp99