7 LOẠI KHO HÀNG CẦN PHẢI BIẾT TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
Kho bãi trong logistics chính là một trong những bộ phận không thể tách rời của chuỗi cung ứng cũng, đây chính là nơi cất giữ các nguyên liệu, thành phẩm,…. Trong suốt một quá trình vận chuyển từ điểm đầu tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng và cũng đồng thời cung cấp tất cả các thông tin về tình trạng, điều kiện để lưu trữ và vị trí của tất cả các loại hàng hóa được lưu trữ.
Các loại kho bãi trong logistics đều đóng một vai trò quan trọng tuỳ thuộc vào loại mặt hàng và điều kiện của loại hàng hoá. Chính vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu về từng nào kho hàng trong bài viết dưới đây ngay nhé.
1. Kho ngoại quan (Bonded warehouse)
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng hàng hóa chưa rời khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc hàng hóa từ nước ngoài đưa vào lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp nhập khẩu thường tận dụng vị trí thuận lợi của kho ngoại quan để đưa hàng vào dự trữ chờ khi có điều kiện thuận lợi sẽ đưa hàng hàng hóa vào nước có kho một cách nhanh nhất. Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu đã làm xong mọi thủ tục hải quan và đưa hàng vào kho ngoại quan, khi cần giao hàng cho người mua ở nước ngoài sẽ có thể giao hàng rất nhanh chóng.
2. Kho Cross-docking
Đây là loại kho bãi đặc biệt không có chức năng lưu trữ mà chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận rồi phân phối hàng hóa ngay sau đó. Thời gian hàng hóa được giữ tại kho Cross Docking thường chỉ khoảng một ngày hay thậm chí là một giờ. Điều kiện để thực hiện Cross Docking đó là thị trường biến động thấp và số lượng hàng hóa đủ lớn. Ưu điểm của mô hình này là tăng tốc độ hàng hóa đến tay người tiêu dùng, đồng thời cắt giảm chi phí lưu kho hàng hóa.
3. Kho bảo thuế (Tax suspension warehouse)
Kho bảo thuế là kho dùng để chứa các loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế. Theo đó, kho bảo thuế thường thuộc sở hữu của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp này sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, phối hợp với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra và giám sát kho bảo thuế.
Cũng giống như kho ngoại quan, kho bảo thuế cũng phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, điểm khác nhau là kho ngoại quan là một kho cho thuê, phục vụ bất kì khách hàng nào, còn kho bảo thuế chỉ phục vụ cho chính chủ kho mà thôi.
4. Kho hàng lẻ (CFS – Container Freight Station)
Kho CFS (còn gọi là địa điểm thu gom hàng lẻ), là loại kho chuyên dụng để thu gom hoặc phân tách hàng lẻ vận chuyển chung container. Kho CFS thường được sử dụng khi các chủ hàng không có đủ hàng để lấp đầy một container (FCL). Dịch vụ ở các kho CFS bao gồm đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu. Tại đây, hàng hóa sẽ được đưa vào địa điểm thu gom để chờ làm thủ tục xuất-nhập khẩu nếu cần rồi mới chia tách hoặc đóng ghép chung container để xuất khẩu ra nước ngoài.
5. Kho hàng không kéo dài (Off-airport terminal)
Kho hàng không kéo dài là một kho nằm cách xa sân bay, thường gắn với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất – nơi có nhiều sản phẩm có nhu cầu vận chuyển hàng không.
Đây là giải pháp giảm thời gian làm thủ tục bay cho hàng hóa, giảm tình trạng hàng hóa ùn tắc chờ làm thủ tục tại sân bay, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của hàng hóa quốc tế.
6. Kho công cộng (Public warehouse)
Kho công cộng là những kho thường được mở cửa rộng rãi cho mọi người. Hầu hết các tổ chức kinh doanh, đặc biệt là công ty với quy mô vừa và nhỏ, không đủ khả năng để có kho riêng của mình do những hạn chế về vấn đề tài chính. Những kho công cộng được sở hữu bởi một cá nhân hay một số cơ quan nào đó mà mục tiêu chính là thông qua việc cung cấp cơ sở lưu trữ nhằm thu về một số khoản phí hay chi phí nhất định.
7. Kho riêng của doanh nghiệp (Private warehouse)
Kho riêng được xây dựng và thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh để lưu trữ các sản phẩm đã sản xuất của mình. Do kho riêng thường cần một khoản chi phí khá lớn trong việc xây dựng và duy trì nên số lượng chúng khá ít. Hầu hết, chỉ có những nhà sản xuất và kinh doanh lớn mới có khả năng xây dựng và duy trì hoạt động của kho.
Hy vọng bài viết này của EDINS sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về các loại kho hàng trong logistics để phục vụ cho học tập và công việc. Nếu cảm thấy hữu ích đừng quên Like và Share để viện mang tới nhiều chủ đề về Logistics hơn nữa nhé!
-----------------
KHÓA HỌC NGHIỆP VỤ LOGISTICS VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 8/2021
Ưu đãi lên tới 30% dành cho sinh viên và người đi làm
Link đăng kí: https://forms.gle/SQepXsqzciirj5QG6
Hotline: 0869 297 618